{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Ngôn bất do trung

Ngày đăng:2017-12-18 17:08:53   
Chỉ lời nói không phát ra từ đáy lòng, lời nói không thực, tâm khẩu bất nhất.


Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tả truyện – Ẩn Công năm thứ ba".


Những năm đầu thời Xuân Thu, triều nhà Chu đã bước vào thời kỳ kiệt quệ không còn đủ sức kiềm chế các nước chư hầu. Trịnh Trang Công vua nước Trịnh lúc đó là khanh sĩ triều nhà Chu đã lộng quyền ngang ngược trong triều. Chu Bình Vương bề ngoài tỏ ra tin tưởng và phó thác cho Trịnh Trang Công giải quyết công việc triều chính, nhưng trong lòng lại có ý muốn dùng nghĩa phụ Quắc Công để thay thế ông. Trịnh Trang Công biết vậy rất không vừa ý. Nhằm xoa dịu tình hình, Chu Bình Vương giải thích rằng mình không có ý định dùng Quắc Công thay thế Trịnh Trang Công, hơn nữa nước Chu đã đưa Thái tử Cô sang nước Trịnh làm con tin và đưa công tử Hốt nước Trịnh sang nước Chu làm con tin.


Năm 720 công nguyên, Chu Bình Vương băng hà, cháu là Cơ Lâm lên nối ngôi đặt hiệu Chu Hằng Công. Chu Hằng Công cũng có ý định để Quắc Công thay Trịnh Trang Công toàn quyền coi quản việc triều chính. Trịnh Trang Công vô cùng tức giận. Nhằm gây sức ép với Chu Hằng Công, Trịnh Trang Công đã huy động quân mã của mình sang Ôn Địa gặt hái hết lúa mạch của nhà Chu đem về nước Trịnh, đến mùa thu lại ra Thành Chu gặt hết thóc lúa của nhà Chu . Từ đó, mối quan hệ giữa hai nước Chu Trịnh ngày một xấu đi và dần dần trở thành mối hận thù sâu sắc.


Các nhà sử học thời bấy giờ đã bình luận rằng: Lời nói không phát ra từ đáy lòng là lời nói suông, dù có trao đổi con tin thì cũng vô dụng. Do đó mới có câu thành ngữ "Ngôn bất do trung".