{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Nghệ thuật trang phục của các dân tộc thiểu số Trung Quốc

Ngày đăng:2017-12-18 17:26:47   

1. Dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh Trung Quốc chủ yếu tập trung cư trú tại ba đảo nhỏ Vạn Vĩ, U Đầu, Sơn Tâm xưa nay vẫn được gọi là "Ba đảo dân tộc Kinh" của xã Giang Bình, Phòng Thành Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Dân tộc Kinh chủ yếu tín ngưỡng Đạo giáo, một số ít tín ngưỡng Thiên Chúa giáo. Ngày tết truyền thống có Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu và Hội hát đình. Trong đó Hội hát đình long trọng nhất. Hội hát đình phần lớn được tổ chức tại đình làng, đình làng là kiến trúc mang phong cách dân tộc độc đáo.

 



 

 

2. Dân tộc Cảnh Pha

Dân tộc Cảnh Pha chủ yếu tập trung cư trú tại miền núi các huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Thái, dân tộc Cảnh Pha Đức Hồng tỉnh Vân Nam. Mu Nao Zong Ge là ngày tết truyền thống của nhân dân dân tộc Cảnh Pha với ý nghĩa bài trừ cái ác hướng tới cái thiện, cầu mong tốt lành hạnh phúc, thường diễn ra sau ngày rằm tháng Giêng âm lịch, trong khoảng 2-3 ngày. Trong truyền thuyết của dân tộc Cảnh Pha, Mu Nao Zong Ge là một lễ hội ca múa cỡ lớn mà thần mặt Trời trên thiên cung triệu tập vạn vật dưới trần gian tham gia, sau đó được tê giác truyền đến trần gian và trở thành ngày tết trọng thể nhất của dân tộc Cảnh Pha.

 



 

3. Dân tộc Kan-kát

"Kan-kát" là tên gọi dân tộc, có nhiều ý nghĩa như: "40 bộ lạc", "40 cô gái", "người chăn nuôi miền núi" hoặc "người trên thảo nguyên". Dân tộc Kan-kát tập trung cư trú tại Châu tự trị Kan-kát Ke-zi-le miền Nam Tân Cương. Ngày tết lớn nhất của dân tộc Kan-kát là lễ hội Nuo-ruo-zi, theo lịch của dân tộc Kan-kát, trăng non cứ xuất hiện một lần được coi là một tháng, 12 tháng là một năm. Bà con dân tộc Kan-kát đón lễ Nuo-ruo-zi vào tháng đầu tiên hàng năm, tương đương Tết Nguyên đán của dân tộc Hán.