{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Từ 0 đến 10.000, "bảng vàng thành tích l" của tuyến Đường sắt quốc tế Việt Nam thuộc chuyên tuyến Trung Quốc – châu Âu

Ngày đăng:2023-04-10 17:52:28   

Mới đây, lần đầu tiên chuyến tàu Sơn Đông (Trung Quốc) - Đồng Nai (Việt Nam)  thuộc chuyên tuyến Trung Quốc – châu Âu đã đến ga Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Đây là lần đầu tiên đoàn tàu mang tên Tề Lỗ thuộc chuyên tuyến Trung Quốc – châu Âu đến Đồng Nai, Việt Nam. Sơn Đông, Trung Quốc và Đồng Nai, Việt Nam bắt tay thông qua tàu Tề Lỗ. Đến nay, các thành phố Trùng Khánh, Tây An, Trịnh Châu, Thanh Đảo, Nghĩa Ô, Từ Châu… của Trung Quốc đã mở các chuyên tuyến Trung Quốc – châu Âu chạy qua Việt Nam, mang đến nhiều cơ hội giao thương, hợp tác đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam .

 

Chuyến tàu quốc tế Trùng Khánh- Singapore-châu Âu thuộc chuyên tuyến Trung Quốc – châu Âu xuất phát từ Trùng Khánh là tuyến tàu quốc tế đến Việt Nam được Trung Quốc dẫn đầu khai thông và vận hành ổn định cũng đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của sự hợp tác thiết thực ngày càng sâu rộng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ngày 16 /3/2018, sau hai hồi còi dài, một đoàn tàu quốc tế chở đầy thiết bị cơ khí, dụng cụ và nguyên liệu công nghiệp đã khởi hành từ làng Đoàn Kết, Trùng Khánh, đi qua Nam Ninh, Quảng Tây, rồi từ cửa khẩu Bằng Tường, đi đến Hà Nội, Việt Nam. Chuyến tàu này đã kết nối châu Âu và Đông Nam Á, lấy Trùng Khánh làm trung tâm để xây dựng hành lang quốc tế, kết nối thị trường châu Âu và Đông Nam Á, đã tiết kiệm được ít nhất 1/3 chi phí so với phương thức vận tải truyền thống trước đây.

Cùng năm đó, Công ty Logistics Du Tân Âu (viết tắt của từ Trùng Khánh- Singapore - Châu Âu) của Trùng Khánh và Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Đường sắt Việt Nam đã đạt được thỏa thuận hợp tác, hai bên tập trung xây dựng tuyến đường vận tải hàng hóa đến hành lang miền Nam, thực hiện Tuyến tàu quốc tế từ Việt Nam đến Trùng Khánh thuộc chuyên tuyến  Trung Quốc – châu Âu (Trùng Khánh- Singapore-châu Âu), hình thành các chuyến khứ hồi hàng ngày,  từng bước mở rộng tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa của các dự án vận tải kết hợp đường sắt - đường biển, đường sắt-đường sắt và đường sắt-đường bộ trong hành lang hướng tới miền Nam.

 

Sau 5 năm, mới đây, ông Trần Thế Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt Việt Nam, đã trở lại thăm Trung Quốc, ông cho biết, với sự hợp tác kinh tế và thương mại Trung-Việt không ngừng sâu rộng, lượng vận chuyển hàng hóa đã tăng lên hàng năm. Hiện nay, Đường sắt Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu trong việc xây dựng các trung tâm tập kết trạm lưu thông hàng hóa và chuyển đổi số, ông hy vọng Trung Quốc có thể cung cấp kinh nghiệm cho sự phát triển cao của Đường sắt Việt Nam về mặt xây dựng các hành lang cảng nội địa, vận tải đa phương thức, xây dựng mạng lưới logistics.

 

5 năm qua, tuyến tàu quốc tế Việt Nam hoạt động ổn định, đặc biệt cả trong thời kỳ dịch Covid-19, các chuyến tàu càng tấp nập hơn, đảm nhận trách nhiệm quan trọng kết nối Việt Nam, Trung Quốc và châu Âu, được thị trường và khách hàng phản hồi rất tốt. Ông Tề Đan, Tổng giám đốc Công ty Du Tân Âu của Trùng Khánh cho biết: "Tính đến cuối năm 2022, Tuyến tàu quốc tế Việt Nam thuộc chuyên tuyến Trung Quốc – châu Âu (Trùng Khánh – Singapore - châu Âu) tổng cộng đã vận chuyển gần 10.000 container (TEU), với giá trị vận chuyển gần 15 tỷ nhân dân tệ. Hàng xuất chủ yếu là ô tô, xe máy và phụ tùng, thực phẩm, hàng công nghiệp nhẹ, hóa chất, v.v., hàng về chủ yếu là hàng điện tử, vật tư phòng chống dịch Covid-19, hàng công nghiệp nhẹ, phân kali, bột sắn… tỷ lệ hàng đóng container  là 100%.”

Trong 5 năm qua, Tuyến tàu quốc tế Việt Nam thuộc chuyên tuyến  Trung Quốc – châu Âu (Trùng Khánh – Singapore - châu Âu) đã đạt được thành tích xuất sắc đáng ghi nhận. Ông Tề Đan cho biết, trong 5 năm tuyến  tàu Việt Nam khai thông và vận hành, sức lan tỏa ngày càng rộng, tàu đi đến Việt Nam, đi sâu vào nội địa bán đảo Đông Dương, có thể đi đến Bangkok, Thái Lan , Lào, Singapore v.v... thông qua tuyến đường sắt xuyên Á, hội nhập sâu rộng với Hành lang kinh tế bán đảo Đông Dương. Nguồn hàng được mở rộng phong phú, về nguồn cung cho chiều về gồm trái cây nhiệt đới, gạo, cà phê, hoa quả sấy khô, thủy sản của Việt Nam được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Ông Tề Đan cho biết: " Tuyến tàu quốc tế Việt Nam thuộc chuyên tuyến Trung Quốc – châu Âu (Trùng Khánh – Singapore - châu Âu) sẽ thúc đẩy trao đổi văn hóa và thương mại  giữa Trùng Khánh và Việt Nam, thậm chí cả Bán đảo Đông Dương, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực dọc theo tuyến đường."

 

Về tương lai, Công ty Du Tân Âu sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác sâu rộng với các bên liên quan của Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng các chuyến tàu Trung Quốc - Việt Nam, tiếp tục nâng cao quy mô thương mại giữa Trùng Khánh và Việt Nam, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đồng thời tích cực mở rộng các lĩnh vực và không gian hợp tác mới, mang lại càng nhiều phúc lợi phát triển cho các nước và người dân dọc tuyến.