{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Xu hướng phát triển của nền kinh tế Trung Quốc nhìn từ hoạt động thương mại biên giới Trung-Việt

Ngày đăng:2023-01-04 17:09:10   

Cửa khẩu đường bộ luôn là cánh cửa quan trọng cho sự phát triển của thương mại Trung-Việt.  Xưa kia nơi đây chỉ là một trạm dịch nhỏ, còn giờ lại là một đầu mối lớn. Tai khu vực cửa khẩu đường bộ ở tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam, những chiếc xe container từ Trung Quốc, Việt Nam xếp hàng chỉnh tề, chất đầy các loại sản phẩm tươi sống và vật tư công nghiệp xuất khẩu sang đất của nhau thông qua mô hình không tiếp xúc như "Giao nhận tại cầu biên giới".

Ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh văn phòng Cục Hải quan Lạng Sơn, Việt Nam

Lạng Sơn với các tuyến đường cao tốc và đường sắt ngang dọc thông suốt, phía Bắc tiếp giáp với biên giới Trung Quốc và Việt Nam, phía Nam đi thẳng tới Hà Nội. Đây chính là đầu mối giao thông quan trọng giữa Trung Quốc và Việt Nam, cũng như giữa Trung Quốc và ASEAN. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019, công tác thông quan tại các cửa khẩu biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi mà việc thông quan chậm, một lượng lớn phương tiện vận tải bị mắc kẹt gây ách tắc nghiêm trọng.  Ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh văn phòng Cục Hải quan Lạng Sơn, Việt Nam cho biết, trong gần 3 năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, công tác phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc đã không tránh khỏi có tác động lớn đến kinh tế - xã hội Trung Quốc, đồng thời cũng đưa đến thách thức to lớn đối với thủ tục thông quan tại cửa khẩu.

 

Mặc dù, trong những năm gần đây, dịch bệnh đã gây ra nhiều bất tiện cho giao lưu kinh tế và thương mại, đồng thời khiến hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-Việt Nam gặp thử thách to lớn, nhưng hợp tác kinh tế và thương mại Trung-Việt vẫn tiếp tục đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 6 thế giới. Trung Quốc nhiều năm liền giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, năm 2021 kim ngạch thương mại song phương vượt 230 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam duy trì xu hướng tăng trưởng trong nhiều năm qua.

 

Hải quan Nam Ninh của Trung Quốc và Hải quan Lạng Sơn, Cao Bằng và Quảng Ninh của Việt Nam đã luôn tích cực chủ động trao đổi thông tin liên quan và định kỳ tổ chức các cuộc hội đàm hải quan "hai nhà nước, bốn bên".  Ông Nguyễn Hữu Trí cho rằng, các cuộc đàm phán 4 bên do hải quan Việt Nam và Trung Quốc tổ chức thường xuyên có ý nghĩa to lớn. Hai bên đã đạt nhận thức chung về các hạng mục hợp tác gồm: tiếp tục thảo luận hợp tác “Hải quan thông minh, Biên giới thông minh, Kết nối thông minh”, triển khai “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực”, thúc đẩy mở rộng nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu, tìm kiếm các mô hình thông quan mới, nâng cao sự thuận tiện cho thương mại biên giới, hỗ trợ hành chính giữa hai bên và hành động chung để triển khai chống buôn lậu xuyên biên giới. Hiện nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thông qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng cơ bản đạt mức cao.

 

Dưới áp lực to lớn về phòng chống dịch bệnh, các cửa khẩu ở Lạng Sơn, đã chủ động phối hợp cùng các địa phương, ban ngành áp dụng các biện pháp và lên kế hoạch tổng thể để kịp thời phòng, chống dịch tại cửa khẩu và tạo thuận lợi cho việc thông quan, thông qua phương thức không tiếp xúc như “giao nhận tại cầu biên giới”, “giao nhận tại địa điểm chỉ định”, “đổi lái xe” để giao nhận và thông quan hàng hoá, đảm bảo cho hàng hóa được vận chuyển và hậu cần được thông suốt. Ông Nguyễn Hữu Trí còn cho biết, tính thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục duy trì 4 cửa khẩu khẩu gồm: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Ga ĐSQT Đồng Đăng, cửa khẩu Chi Ma và cửa khẩu phụ Tân Thanh.

 

Ông Nguyễn Hữu Chí cho biết, với việc thực hiện một loạt biện pháp nhằm tối ưu hóa và điều chỉnh chính sách phòng chống dịch bệnh ở Trung Quốc, các chỉ số thông quan khác nhau về cơ bản đã tiệm cận mức trước đại dịch. Ông cho rằng, tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế Trung Quốc chỉ trong ngắn hạn và nhìn chung có thể kiểm soát được, ông cũng tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ sớm phục hồi ổn định vào năm 2023. Dịch bệnh sẽ không làm lung lay nền tảng vững chắc của sự phát triển ổn định lâu dài của Trung Quốc, đặc biệt hình ảnh thương mại biên giới Trung Quốc - Việt Nam người xe đi lại như mắc cửi như trước đây nhất định sẽ sớm trở lại.