{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

“Làn gió sân khấu kịch” trỗi dậy! Ngày càng nhiều bạn trẻ muốn làm “nhân vật kịch”

Ngày đăng:2022-12-08 17:25:19   

Những năm gần đây, cùng với việc hí kịch không ngừng xuất hiện trong tầm mắt của mọi người, dần trở nên đại chúng hoá và có ngày càng nhiều người hâm mộ, đồng thời cùng với sự phát triển nhanh chóng của không gian biểu diễn nghệ thuật mới, sự phổ biến của các hình thức nghệ thuật mới có tính tương tác tương đối lớn như hài độc thoại, kịch nói “kiểu nhập vai”... ngày càng gia tăng, sự “va chạm” giữa sân khấu kịch và giới trẻ bắt đầu trở nên ngày càng nhiều hơn.

 

Theo “Báo cáo thường niên về Thị trường Biểu diễn Trung Quốc năm 2021” do Hiệp Hội Nghệ thuật Biểu diễn Trung Quốc công bố cho thấy, tổng quy mô kinh tế của thị trường biểu diễn Trung Quốc năm 2021 là 33,585 tỉ Nhân dân tệ, tăng 27,76% so với cùng kỳ năm trước; nhóm tiêu thụ chính của thị trường biểu diễn năm 2021 là những người trẻ từ 18 đến 39 tuổi, chiếm đến 76% lượng người dùng mua vé.

 

Sự phát triển không ngừng của hí kịch và không gian biểu diễn nghệ thuật mới, đã đánh trúng vào “tâm lý” của giới trẻ. Vậy thì, tại sao lại xuất hiện ngày càng các bạn trẻ muốn làm “nhân vật kịch”?

 

>> Nhiều bạn trẻ bắt đầu bước chân vào sân khấu kịch

 

Theo “Báo cáo thường niên về Thị trường Biểu diễn Trung Quốc năm 2021” cho thấy, căn cứ vào sự giám sát số liệu liên tục trong 3 năm, tỉ lệ người dùng thuộc nhóm hậu 95, 10x và người tiêu dùng là phái nữ có xu thế tăng dần theo từng năm; đồng thời xét về các thể loại nghệ thuật, kịch nói là loại hình biểu diễn được yêu thích nhất, doanh thu phòng vé và số suất biểu diễn lần lượt chiếm 30% và 14% trong loại hình biểu diễn sân khấu kịch.

 

Lâm Tuấn Hoa, Phó Giám đốc Phòng Thị trường của Công ty Biểu diễn Quảng Tây cho biết, tỷ lệ lấp đầy của sân khấu kịch Nam Ninh trong 2 năm gần đây lên đến trên 70%, loại hình tiết mục kịch được biểu diễn hằng năm rất đa dạng, bao gồm các loại hình biểu diễn như vũ kịch, kịch nói, nhạc kịch, hoà nhạc... Khán giả trẻ thường thiên về lựa chọn tiết mục kịch có sự phản hồi và sức ảnh hưởng tuyên truyền tương đối tốt.

 

“Tỉ lệ lấp đầy bình quân của Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật Quảng Tây trong 2 năm gần đây nằm trong khoảng 77% - 79%, trong đó khán giả trong độ tuổi từ 19 - 30 tuổi chiếm tỉ lệ 57%, là “nhóm chủ lực” trong tất cả các nhóm tuổi. Trong năm 2022, chúng tôi có kế hoạch biểu diễn khoảng 160 buổi, hiện nay khán giả trẻ có xu hướng lựa chọn những tiết mục kịch có chủ đề sáng tạo văn hoá lớn, bùng nổ”, Triệu Xung, trợ lý Tổng Giám đốc Công ty TNHH Quản lý Nhà hát Poly Quảng Tây cho biết.

 

>> Sân khấu kịch nhóm nhỏ khơi dậy trào lưu văn hóa nghệ thuật mới

 

Những năm gần đây, không gian biểu diễn nghệ thuật nhóm nhỏ ngày càng được nhiều người yêu thích nhờ các đặc điểm như tính trải nghiệm tốt hơn, việc giao lưu tương tác gần gũi hơn, dễ nảy sinh sự đồng cảm hơn... những nơi này giống như một không gian giao tiếp xã hội nằm ngoài cuộc sống và công việc của mọi người, có thể đáp ứng được nhu cầu tinh thần của mọi người là tiếp nhận, biểu đạt và sáng tạo. Những buổi biểu diễn sân khấu kịch quy mô nhỏ như hài độc thoại, kịch nói “kiểu nhập vai”, tấu nói... diễn ra bừng bừng khí thế trên khắp các nơi ở Trung Quốc trong 2 năm gần đây.

 

Ở Nhà sách số 23 thuộc Nhà sách Tân Hoa tại thành phố Nam Ninh, hằng tuần đều có các buổi biểu diễn hài độc thoại, tấu nói, kịch thiếu nhi... quy mô nhỏ. Trần Vỹ Dao, Phó quản lý nhà sách cho biết: “Tư tưởng của khán giả trẻ hiện nay vô cùng cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận những sự việc mới lạ mà trước đây chưa từng được tiếp xúc, họ cũng đồng ý chi trả cho những sân khấu kịch kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật chất lượng cao như văn hóa truyền thống, nghệ thuật tiên phong... cho nên chúng tôi cũng dốc sức tìm kiếm nhiều hơn nữa những hiệu ứng có thể được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa văn hoá và nghệ thuật”.

 

Cùng với cơn sốt của các chương trình hài độc thoại, loại hình hài kịch kiểu ngôn ngữ như hài độc thoại ngày càng nhận được sự yêu thích của khán giả, những buổi biểu diễn hài độc thoại trực tiếp cũng ngày càng hot. Nhiều bạn trẻ thích đến những sân khấu kịch nhỏ sau khi kết thúc một ngày làm việc bận rộn để được thư giãn trong những tiếng cười. Về phương diện nhóm người tiêu dùng, gen Z là nhóm người tiêu dùng chính của hài độc thoại.

 

 

Theo số liệu của “Báo cáo thường niên về Thị trường Biểu diễn Trung Quốc năm 2021”, số buổi biểu diễn thương mại trong cả năm 2021 của thị trường hài độc thoại là 18.500 buổi, doanh thu phòng vé là 391 triệu Nhân dân tệ, tăng trên 50% so với năm 2019. Các buổi biểu diễn chủ yếu tập trung tại các thành phố trung tâm như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thành Đô, Trùng Khánh, Quảng Châu... địa điểm biểu diễn bao gồm các loại hình như sân khấu kịch chuyên nghiệp, sân khấu kịch nhỏ, không gian biểu diễn nghệ thuật mới... Số liệu của “Báo cáo phân tích thị trường hài độc thoại Trung Quốc năm 2022 - Nghiên cứu tình hình hoạt động và viễn cảnh phát triển thị trường” cho thấy, trong số khán giả của hài độc thoại, độ tuổi từ 18 - 23 tuổi là đông nhất, chiếm tỉ lệ cao tới 41,04%, tiếp sau đó là khán giả từ 24 - 28 tuổi, chiếm tỉ lệ 24,07%. Đồng thời, người tiêu dùng tại các thành phố top đầu, người tiêu dùng học vấn cao đều có sự yêu thích tự nhiên đối với hài độc thoại.

 

Có phân tích chỉ ra rằng, phần lớn các bạn trẻ thuộc thời đại này đều ở trong trạng thái lo âu và áp lực, cho nên họ có nhu cầu rất lớn đối với những cảm xúc dạng “buồn cười”, “hay ho”. “Hài kịch trẻ hoá” lại có sự đồng cảm với thế giới hiện thực của tuổi trẻ, thậm chí “tham dự” vào cách sống của lớp trẻ.

 

Ngoài ra, những loại hình hí kịch truyền thống như Kinh kịch, Côn kịch, Xuyên kịch... cũng liên tục xuất hiện trong các sân khấu nhỏ. Trì Tiểu Thu, Đoàn trưởng Đoàn thanh niên Viện Kinh kịch Bắc Kinh cho biết, vài năm gần đây, có thể đích thân cảm nhận được lớp người trẻ bước chân vào sân khấu kịch ngày càng nhiều. Sự trở lại của lớp trẻ là một hiện tượng đáng mừng, trong tương lai cần sáng tạo ra nhiều hơn nữa những tác phẩm khiến lớp trẻ yêu thích, để sức sống của nghệ thuật Kinh kịch không ngừng sục sôi.