{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Câu tục ngữ này chứa đựng phẩm chất kiên trì đến cùng của nhân dân hai nước Trung – Việt

Ngày đăng:2021-04-18 16:57:22   


  Trung Quốc và Việt Nam văn hóa tương thông, hai nước có nhiều câu tục ngữ gần giống nhau. Ví dụ, Việt Nam có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Trung Quốc cũng có tục ngữ “Chỉ yếu công phu thâm, thiết trụ ma thành châm”. Câu tục ngữ của hai nước nói trên đều dùng để ví chỉ cần có quyết tâm, dốc sức kiên trì, cho dù việc khó đến mấy cũng có thể làm nên. Những câu chuyện này đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong dân gian hai nước Trung – Việt, và ngày nay cũng thường xuyên diễn ra ở hai nước.

Hôm nay xin chia sẻ với các bạn một câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, nhân vật chính trong câu chuyện này có tên là Hoàng Đại Phát, năm nay 86 tuổi, đang sinh sống ở thôn Đoàn Kết, một thôn vùng núi nghèo khó ở phía bắc tỉnh Quý Châu. Do vị trí địa lý cao (1250 mét), khó khăn lớn nhất của người dân trong thôn là thiếu nước sinh hoạt. Trước năm 1995, hơn 1000 dân trong cả thôn chưa biết đến hương vị của cơm trắng, nước sinh hoạt ngày thường đều dựa vào giếng nước duy nhất trong thôn, dòng nước chảy ra như “bóp tuýp kem đánh răng”

  Năm 1959, ông Hoàng Đại Phát đảm nhiệm Bí thư thôn Đoàn Kết, ông đưa ra quyết định đầu tiên là “xây dựng con kênh”, đào một con kênh trên vách đá cheo leo dài mấy km để dẫn nước từ thôn láng giềng. Nhưng sau 13 năm vất vả làm việc, thử thách lần đầu tiên của ông đã bị thất bại. Vì sao vậy?

  Mãi đến năm 1989, ông Phát mới biết nguyên nhân bị thất bại là do họ không hiểu biết về kiến thức “chống thấm” trong công trình thủy lợi, không giữ được nước. Do vậy, ông Phát khi 54 tuổi đã đi học 3 năm ở huyện. Năm 1992, ông Phát một lần nữa dẫn dắt mọi người đào kênh. Ông Phát cho biết: “nếu không dẫn được nước, sẽ đào kênh bằng tính mạng.”

#KểchuyệnTậpCậnBình Câu tục ngữ này chứa đựng phẩm chất kiên trì đến cùng của nhân dân hai nước_fororder_guyu20210413b

  Năm 1995, con kênh cuối cùng đã đưa vào hoạt động. Ông Phát vốc lên một vốc nước trong xanh, trong lòng rất phấn khởi. Con kênh này được người dân địa phương gọi là “kênh Đại Phát”, con kênh dài 9400 mét, đi qua 3 ngọn núi, cung cấp nước sạch cho 3 thôn. Cho đến nay cũng rất khó tưởng tượng, con kênh này là do dân làng bình thường đào nên từng tí một.

#KểchuyệnTậpCậnBình Câu tục ngữ này chứa đựng phẩm chất kiên trì đến cùng của nhân dân hai nước_fororder_guyu20210413c

  Tại Hội nghị Biểu dương Xây dựng tinh thần văn minh toàn quốc năm 2017, khi nhìn thấy ông Phát với tuổi cao 82 đang đứng giữa các đại biểu, Tổng Bí thư Tập Cận Bình bắt tay ông Phát và mời ông ngồi cạnh mình. Ông Phát một mực từ chối, Tổng Bí thư Tập Cận Bình kiên trì mời nhiều lần, ông Phát cuối cùng đã ngồi cạnh Tổng Bí thư.

#KểchuyệnTậpCậnBình Câu tục ngữ này chứa đựng phẩm chất kiên trì đến cùng của nhân dân hai nước_fororder_guyu20210413a

  Ông Phát cho biết: “Chỉ cần chúng ta có sự lãnh đạo của Đảng, có sức người, sẽ có thể làm nên. Tinh thần Ngu Công dời núi, đào một ít sẽ giảm một ít, công việc kế thừa cho thế hệ mai sau sẽ không bao giờ kết thúc.” Ngu Công dời núi, là câu chuyện về một cụ già tên là Ngu Công, nhà cụ ở trong núi, để đi lại thuận tiện, ông cụ dẫn dắt con cháu đào núi làm đường, muốn di dời ngọn núi trước cửa nhà. Có người cười Ngu Công rằng: “Làm thế nào có thể san bằng ngọn núi chỉ dựa vào sức lực của mấy người?” Ngu Công trả lời: “Sau khi tôi chết vẫn còn có con, con sẽ sinh cháu, cuối cùng sẽ có ngày dời núi thành công.”

   Trung Quốc còn có câu tục ngữ “giếng sâu vạn dặm bắt đầu đào từ 3 tấc đất”. Có nghĩa là, chỉ cần kiên trì, nhất định sẽ đạt được mục tiêu. Thực ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quá trình và thành tựu phát triển trong hàng chục năm qua của Trung Quốc và Việt Nam đúng như câu tục ngữ trên. Hiện nay, Trung Quốc đã xóa nghèo cùng cực toàn diện, điều này càng nói lên chỉ cần xác định mục tiêu, nỗ lực phấn đấu, người dân chúng ta nhất định sẽ có cuộc sống tốt đẹp.
                                                                              Nguồn: Crionline