{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Những “tấm danh thiếp Trung Quốc” đẹp mắt

Ngày đăng:2023-01-17 11:20:31   

Hoàn thành xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, mạng lưới đường cao tốc, quần thể cảng tầm cỡ thế giới; vận chuyển hàng không và đường biển kết nối đến toàn cầu, tổng chiều dài của mạng lưới giao thông vận tải tổng hợp hơn 6 triệu km; đường sắt cao tốc Trung Quốc, đường Trung Quốc, cầu Trung Quốc, cảng Trung Quốc trở thành những “tấm danh thiếp Trung Quốc” đẹp mắt... Từ năm 2012 đến năm 2021, 10 năm qua, Trung Quốc đã đạt được thành tựu to lớn trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

 

 “Đường cao tốc Quý Dương - Hoàng Bình đã thông xe, chúng tôi tin rằng sang năm sẽ có nhiều người đến Bạch Thủy Trại chúng tôi ngắm hoa mận, hái quả mận hơn!”. Dương Xương Hoa, hộ trồng cây ăn quả quy mô lớn, người đi đầu trong phong trào làm giàu tại thị trấn Cựu Châu, huyện Hoàng Bình, châu tự trị dân tộc Miêu, dân tộc Động Kiềm Đông Nam, tỉnh Quý Châu hồ hởi nói. Ngày 31 tháng 5 năm nay, tuyến đường cao tốc từ Quý Dương đến Hoàng Bình, Quý Châu đã thông xe toàn tuyến, rút ngắn thời gian đi xe từ Quý Dương đến Hoàng Bình từ 3 giờ 30 phút xuống chỉ còn 1 giờ 20 phút.

 

Tính đến cuối năm 2021, tổng chiều dài vận hành của đường sắt Trung Quốc là hơn 150.000km, trong đó chiều dài vận hành của đường sắt cao tốc là 40.000km, chiếm 2/3 tổng chiều dài vận hành đường sắt cao tốc trên thế giới; tổng chiều dài đường bộ là 5.280.700km, trong đó đường cao tốc đứng đầu thế giới với chiều dài thông xe là 169.100km; các cảng sở hữu số lượng 20.867 cầu cảng phục vụ sản xuất, trong đó có 2.659 cầu cảng có quy mô từ 10.000 tấn trở lên, xếp số 1 thế giới; tổng số lượng sân bay hàng không dân dụng được cấp phép trong địa phận Trung Quốc là 248 sân bay, trong đó có 29 sân bay hoạt động với công suất vận chuyển hành khách đạt mức từ 10 triệu lượt người trở lên hằng năm... Không gian khung chính mạng lưới giao thông toàn diện và tổng hợp quốc gia “6 trục 7 hành lang 8 thông lộ” bước đầu được hình thành.

Với vai trò là quốc gia thương mại hàng hóa số 1 thế giới, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế có mức độ kết nối vận chuyển đường biển cao nhất, kim ngạch thương mại hàng hóa lớn nhất trên toàn cầu, lượng bốc xếp hàng hóa và lượng bốc xếp container tại các cảng đều đứng đầu thế giới. Chuyến tàu Trung Quốc - châu Âu hiện đã kết nối đến 23 quốc gia châu Âu, phạm vi hợp tác vận chuyển đường bộ quốc tế đã mở rộng đến 19 quốc gia, tuyến vận chuyển quốc tế đường thủy đã vươn đến hơn 100 quốc gia, các công ty hàng không trong nước kinh doanh các chuyến bay định kỳ quốc tế kết nối đến 75 thành phố của 44 quốc gia.

 

Đường sắt cao tốc là dấu mốc quan trọng trong công tác hiện đại hóa giao thông vận tải, đồng thời cũng là sự phản ánh quan trọng cho trình độ công nghiệp hóa của một quốc gia. Năm 1909, đường sắt Bắc Kinh - Trương Gia Khẩu hoàn thành xây dựng; năm 2019, đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Trương Gia Khẩu được thông tuyến. Đột phá từ con số 0 về phương diện tự thiết kế và xây dựng cho đến trình độ tiên tiến nhất thế giới, từ vận tốc 35 km/h cho đến 350km/h, tuyến đường sắt Bắc Kinh - Trương Gia Khẩu đã chứng kiến bước nhảy vọt trong trình độ hiện đại hóa thiết bị giao thông vận tải của Trung Quốc.

 

Sự phát triển của công nghệ đường sắt cao tốc là một hình ảnh thu nhỏ trong việc nâng cao trình độ hiện đại hóa thiết bị giao thông vận tải của Trung Quốc. Đến nay, ngoài các tàu cao tốc như “Phục Hưng” đã đạt đến trình độ hàng đầu thế giới, việc nghiên cứu chế tạo các thiết bị như máy bay cỡ lớn C919, bản thử nghiệm tàu đệm từ cao tốc với vận tốc 600km/h cũng đã có bước đột phá lớn; việc hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành một loạt các công trình giao thông quy mô siêu lớn như Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao, Sân bay Quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh, Đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Trương Gia Khẩu, Công trình đường thủy sông Trường Giang đoạn sau Nam Kinh sâu 12,5m... đã đánh dấu tầm cao mới trong công cuộc xây dựng của Trung Quốc; kênh đào Bình Lục với vai trò là công trình “xương sống” trong Hành lang mới đường bộ đường biển miền Tây đã được khởi công xây dựng vào ngày 28 tháng 8 năm nay, sau khi hoàn thành xây dựng sẽ thực hiện việc “kết nối sông và biển”, rút ngắn trên 560km quãng đường thủy từ khu vực trung du và thượng du sông Tây Giang đến biển. Việc ứng dụng hệ thống Bắc Đẩu vào lĩnh vực giao thông vận tải không ngừng được phát triển sâu rộng, các lĩnh vực như tàu thuyền thông minh, ô tô kết nối mạng thông minh, giao hàng không người, cảng tự động hóa... được đẩy nhanh phát triển.

Sự phát triển của hạ tầng giao thông vận tải không chỉ rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, mà còn tăng tốc độ lưu thông vật tư và di chuyển của con người. Năm 2021, mỗi ngày Trung Quốc có bình quân khoảng 69.000 lượt tàu thuyền ra vào cảng, 26.800 lượt máy bay cất cánh và hạ cánh, xử lý gần 300 triệu bưu kiện chuyển phát nhanh. Khi cao điểm, bình quân mỗi ngày có hơn 10.000 chuyến tàu đường sắt chở khách hoạt động, hơn 60 triệu lượt xe di chuyển trên đường cao tốc. Tính đến cuối năm 2021, Trung Quốc có 51 thành phố mở cửa vận hành giao thông đường sắt đô thị, chiều dài quãng đường vận hành tăng gấp 5,2 lần so với năm 2012, vé điện tử trong các lĩnh vực đường sắt và hàng không dân dụng về cơ bản đã được bao phủ, bước đầu thực hiện được mục tiêu “người được tận hưởng hành trình, vận tải hàng hóa thông suốt”, giao thông vận tải trở thành một trong những lĩnh vực khiến mọi người có được “cảm giác thu hoạch” lớn nhất.

 

Giao thông thông suốt và thuận tiện là bệ đỡ cho một Trung Quốc năng động.

 

Giao thông thông suốt và thuận tiện khiến niềm hạnh phúc của người dân trở nên “gần ngay trước mắt”. Một loạt hình thái kinh tế, ngành nghề mới như “giao thông + nông nghiệp đặc sắc + thương mại điện tử”, “giao thông + văn hóa + du lịch” nổi lên và phát triển mạnh nhờ đường sá thông suốt, vô số khu vực miền núi xa xôi từ “sống trong vùng sâu không ai biết” đến “bước ra khỏi núi tìm đường làm giàu”, vô số người dù sinh sống xa quê vẫn có thể trải nghiệm được cuộc sống “cùng thành phố”, vô số người khát khao “thơ và phương xa” có thể khoác ba lô lên và đi du lịch bất cứ lúc nào. Giấc mơ tốt đẹp về kinh tế phát triển, nhân dân hạnh phúc, cùng nhau sung túc được hiện thực hóa theo dòng chảy xây dựng giao thông.