{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Chuyện trà kết nối tình bạn

Ngày đăng:2023-06-01 09:04:45   

 

Trà là một thức uống lâu đời của người Việt nói riêng, cộng đồng cư dân châu Á Đông nói chung. Việt Nam có chuyện trà, Trung Quốc có trà nghệ, Nhật Bản có trà đạo... Anh Trần Quang Đức, nhà nghiên cứu nổi tiếng của Việt Nam, tác giả cuốn “Chuyện Trà” từng cho biết: Văn hóa thưởng trà gắn với Thiền ấy đã vượt qua ranh giới quốc gia, dân tộc, trở thành tinh hoa tư tưởng chung của những người trí thức Á Đông yêu trà. Việc thưởng trà không chỉ còn là thưởng trà, mà còn là sự kết nối tinh thần với bao câu chuyện văn hoá và tư tưởng thú vị.

Mới đây, nhằm kỷ niệm "Ngày Trà Quốc tế", một hoạt động thưởng trà đã được tổ chức tại Văn Miếu, thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Phóng viên Tân Hoa xã Tôn Nhất đưa tin cho biết, tại hiện trường, các chuyên gia trà nghệ Trung Quốc đã trình diễn nghệ thuật về trà Lục Bảo và trà dầu cũng như trình diễn về kỹ năng và triển lãm ảnh phong tục liên quan về trà nghệ của Trung Quốc. Em Nguyễn Tường Anh, "Đại sứ văn hóa nhỏ tuổi" đến từ trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội đã thể hiện tiết mục múa đơn ca "Ánh trăng trong ao sen" và giành được những tràng pháo tay tán thưởng. Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Trung TP Hà Nội cho biết, đây là một sự kiện rất có ý nghĩa, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân Việt Nam và Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Là một trong những quốc gia sản xuất chè quan trọng trên thế giới, Việt Nam có lịch sử trồng chè lâu đời và văn hóa uống trà sâu đậm. Chè Việt Nam được người tiêu dùng Việt Nam và các nước khác ưa chuộng bởi hương vị độc đáo và chất lượng cao. Trung Quốc cũng là quê hương của trà, văn hóa trà Trung Quốc đã tích lũy được những đặc điểm như “Thiên nhân hợp nhất" (Có nghĩa là con người và trời đất hòa làm một) và “Hoà nhi bất đồng” (Có nghĩa là hòa hợp mặc dù có khác biệt), chứa đựng tinh thần nhân văn, chuẩn mực đạo đức và quan niệm tư tưởng, không chỉ là cốt lõi tư tưởng tinh thần của người dân Trung Quốc, mà còn là sự theo đuổi chung và giá trị mà con người hướng tới thế giới tinh thần.

Những năm gần đây, cơ chế hợp tác nông nghiệp Trung-Việt ngày càng hoàn thiện, hợp tác theo chủ đề trà cũng không ngừng đổi mới. Từ ngày 14-19/5/2023, Công ty trà Tân Hoa Phổ Nhĩ đã tổ chức nhóm chuyên gia sang Việt Nam khảo sát thực địa tại các địa phương trồng chè ở tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam. Qua điều tra ngành chè Việt Nam, các chuyên gia phát hiện chất lượng cây chè Việt Nam chủ yếu là chè lá to và chè lá vừa và nhỏ, trong đó chè cổ thụ lá to có lợi thế là môi trường sinh trưởng tốt, lá dài, mềm, xanh, dai và dày, rất thích hợp chế biến thành trà Phổ Nhĩ.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết: "Việt Nam và Trung Quốc có văn hóa uống trà lâu đời. Ở Việt Nam, giới trẻ hiện nay có nhu cầu uống trà rất cao. Thị trường Việt Nam rất hoan nghênh các loại trà của Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng trà Trung Quốc được đảm bảo an toàn. Chúng tôi mong hợp tác ngành chè Việt-Trung đạt được càng nhiều thành quả thiết thực hơn."

Nhóm chuyên gia đã hái những lá chè tươi của Việt Nam rồi chế biến bằng công nghệ của trà Phổ Nhĩ, qua đó xác định rõ hơn nữa những ưu điểm và đặc trưng của nguyên liệu chè Việt Nam. Sau khi kiểm tra,  Công ty trà Tân Hoa Phổ Nhĩ đã thành lập Cơ sở cây chè cổ thụ của Tân Hoa ở nước ngoài. Ông Trần Học Kim, Giám đốc Công ty TNHH trà Tân Hoa Phổ Nhĩ cho biết: "Trong tương lai, hai bên sẽ tích cực hợp tác về khai thác sản phẩm, công nghệ chế biến, khai thác văn hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, hội nhập du lịch - trà, v.v., tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược Trung-Việt."

Giống như  tại Hoạt động thưởng trà nhân “Ngày trà quốc tế”, bà Hy Tuệ, Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã phát biểu, “Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu nghị núi liền núi, sông liền sông, văn hóa tương thông. Hai bên cùng chia sẻ giá trị văn hóa “trà hài hòa thế giới", Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam, lấy trà làm cầu nối, thông qua trà để kết bạn, thực hiện sáng kiến văn minh toàn cầu, tăng cường giao lưu văn hóa trà, mở ra cục diện mới trong giao lưu nhân dân và văn hóa, lòng dân tương thông giữa hai nước Trung-Việt, đẩy nhanh nhịp bước trên con đường xây dựng Cộng đồng cùng chung  vận mệnh của nhân loại.