{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Học giả kinh tế Việt Nam: Xu hướng phát triển tích cực, lâu dài của nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thay đổi

Ngày đăng:2022-12-21 16:32:23   

Trong vài ngày qua, nhiều địa phương Trung Quốc đã tập trung lực lượng ưu hoá và điều chỉnh biện pháp phòng chống đại dịch và phát triển kinh tế-xã hội, cố gắng giảm sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với môt loạt biện pháp chính sách được thực thi hiệu quả, nhiều địa phương tăng nhanh nhịp bước khôi phục sản xuất. Rất nhiều nhân sỹ nước ngoài cho biết, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc tiếp tục mang lại niềm tin và động lực cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. PGS.TS. Vũ Văn Phúc, chuyên gia kinh tế, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương Việt Nam cho biết, tin rằng xu hướng phát triển tích cực, lâu dài của nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thay đổi và dịch bệnh sẽ không làm lung lay nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài và ổn định của Trung Quốc. Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam có triển vọng tốt đẹp.

PGS.TS. Vũ Văn Phúc, chuyên gia kinh tế Việt Nam 

PGS. TS Vũ Văn Phúc cho rằng, trong gần ba năm chống đại dịch Covid-19, công tác phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc chắc chắn có tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Nhưng xét cho cùng, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 là có hạn cho thực lực kinh tế, nguồn động lực phát triển và năng lực điều tiết của Trung Quốc. Là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế gới, Trung Quốc có thực lực kinh tế hùng hậu, nguồn động lực phát triển vững mạnh và năng lực điều tiết lớn mạnh, đóng vai trò then chốt trong việc giữ đà phát triển tốt đẹp kinh tế-xã hội trong và sau khi chiến thắng đại dịch. PGS. TS Vũ Văn Phúc cho biết, cùng với việc điều chỉnh chính sách phòng chống đại dịch Covid-19, dự tính đến cuối năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc sẽ trải qua một sự phục hồi rất lớn, trong đó, tiêu dùng trong nước, đầu tư vào sản xuất và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ là ba yếu tố thúc đẩy chính.Tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Trung Quốc là ngắn hạn và nhìn chung có thể kiểm soát được, đồng thời sẽ không làm thay đổi xu hướng cơ bản của sự ổn định và cải thiện dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc.

 

PGS. TS Vũ Văn Phúc nêu rõ, hiện nay, nhiều nước phát triển phương Tây đang phải đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát, khủng hoảng năng lượng và suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh đó, khi Trung Quốc từng bước tối ưu hóa các chính sách phòng chống dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa, điều này có lợi cho sự phát triển hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam rất mong đợi viễn cảnh hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước. Kinh tế Việt Nam và Trung Quốc phát triển tương đối lành mạnh, hai nước sẽ có lợi thế hơn trong thời gian gần đây. Lấy Trung Quốc làm ví dụ, trong bối cảnh đại dịch trên khắp toàn cầu, Hội chợ Hàng hóa xuất nhập khẩu Trung Quốc tại Quảng Châu, Hội chợ Thương mại Dịch vụ quốc tế Trung Quốc, Hội chợ Triển lãm Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc và Hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế Trung Quốc vẫn diễn ra hàng năm theo đúng thời hạn, một loạt chính sách nhằm ổn định nền kinh tế Trung Quốc khiến thị trường Trung Quốc ngày càng hấp dẫn.

 

PGS. TS Vũ Văn Phúc cho rằng, trong vài năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy việc thiết lập mô hình phát triển “tuần hoàn kép" trong nước và quốc tế, điều này đã tạo thêm động lực cho phát triển và cung cấp một mô hình phát triển tham khảo cho nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, cùng với nhiều địa phương Trung Quốc tăng nhanh nhịp bước khôi phục sản xuất, sự hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước Trung-Việt ngày càng rộng mở, đặc biệt là "Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực" (RCEP), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm nay, hơn 90% thương mại hàng hóa sẽ đạt được mức thuế quan bằng không, điều này mang lại lợi ích thực tế cho phát triển của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, tạo thêm nhiều cơ hội cho việc phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19.

 

PGS. TS Vũ Văn Phúc cho biết, RCEP có hiệu lực có lợi cho việc giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, cũng như các biện pháp tạo thuận lợi thương mại khác nhau để tăng doanh thu,thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là sang Trung Quốc, một thị trường khổng lồ. Cùng với việc Trung Quốc điều chỉnh và tối ưu hóa các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đồng thời cải thiện hơn nữa trình độ phát triển kinh tế của mình, quy mô thị trường tiếp tục mở rộng và nhu cầu chất lượng cao do nâng cấp tiêu thụ mang lại ngày càng tăng. Những điều này đã mang lại cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định đầu tư vào Trung Quốc, mong hai bên sẽ thúc đẩy càng nhiều chương trình hợp tác thiết thực hơn nữa.