Một ngày của người Hà Nội bắt đầu bằng một bát bún. Một bát bún thơm ngon không chỉ lấp đầy dạ dày trỗng rỗng của mọi người sau một đêm, còn bổ sung năng lượng cuộc sống và công việc mỗi ngày. Điều này cũng đã trở thành một thói quen trong sinh hoạt, thậm chí trở thành một thứ để nhớ đến của những người phải xa quê hương phiêu bạt bên ngoài.
Cũng giống như Việt Nam, thói quen ăn bún cũng rất phổ biến tại miền Nam, Trung Quốc. Liễu Châu Quảng Tây có một loại bún, không chỉ vì hương vị độc đáo mà trở thành biểu tượng tiêu biểu của Liễu Châu mà còn vì sự hợp lực chung giữa chính phủ và doanh nghiệp, thành công tìm ra một con đường tiêu chuẩn, biến bát bún nhỏ thành một ngành nghề lớn.
Nước dùng được nấu từ ốc, thì là, vỏ quýt, hạt tiêu và các loại gia vị khác, thêm chút bún, măng chua, mộc nhĩ, đậu phộng, phù trúc chiên và các món ăn kèm...Một bún ốc thơm ngon đã được đưa lên trên bàn ăn. Bún ốc Liễu Châu có gì đặc biệt không? Sau khi xuống xe, đoàn báo chí đã ngửi thấy một mùi đặc biệt mằn mặn và chua chua. Anh Võ Xuân Hải, Giám đốc trang quốc tế của Trang thông tin điện tử tổng hợp SOHA.VN, cùng các bạn phóng viên ASEAN đã đến thăm Công ty La Bá Vương Liễu Châu, cùng chứng kiến sự ra đời của các gói bún ốc và mong tìm hiểu bí quyết phát triển của bún ốc.
Khi tham quan Nhà máy nhà hoàn toàn lắp bằng kính trong suốt của Công ty TNHH thực phẩm La Bá Vương Quảng Tây, Trung Quốc, anh Võ Xuân Hải vừa tham quan phỏng vấn, vừa ghi chép vào sổ tay mình. Anh Võ Xuân Hải nói, điều khiến anh thấy bất ngờ là, việc sản xuất bún ốc đã hoàn toàn thực hiện tự động hoá và thông minh hoá, tổng số công nhân tại dây chuyền sản xuất không nhiều. Năm 2015, người sáng lập thương hiệu La Bá Vương đã lần đầu tiên nhập máy chia gói gia vị, từ đó đã thay đổi mô hình đóng gói thủ công trong ngành sản xuất bún ốc tại Liễu Châu, cùng với việc Liễu Châu tăng cường quảng bá về bún ốc, sau khi đổi mới công nghệ, lượng tiêu thụ bún ốc đã tăng vọt. Cùng với việc nâng cao hơn nữa công nghệ, bún ốc La Bá Vương trở thành doanh nghiệp đầu tiên nhập công nghệ diệt khuẩn nhiệt độ cao và áp lực cao, thiết bị trộn gia vị,v.v.. nâng cao phát triển chất lượng cao của bún ốc.
Điều được anh Võ Xuân Hải được gợi mở, đó chính là, doanh nghiệp La Bá Vương đã áp dụng mô hình vận hành liên hợp ngành nghề hóa nông nghiệp “Doanh nghiệp hàng đầu+Hợp tác xã+cơ sở+hộ nông dân”, thông qua xây dựng cơ sở sản xuất nguyên liệu bún ốc tiêu chuẩn, đã kéo theo hàng trăm hộ nông dân tại thành phố Liễu Châu tham gia và tạo việc làm cho hơn 1.000 người. “Mô hình phát triển này rất đáng để quảng bá, mở ra một con đường mới do hợp tác xã dẫn đầu xây dựng doanh nghiệp hàng đầu, doanh nghiệp liên kết với cơ sở, cơ sở lại tạo việc làm cho các hộ nông dân,v.v..” Anh Võ Xuân Hải nói. “Thành phố Liễu Châu đã biến một bát bún ốc nhỏ thành một ngành sản xuất nổi tiếng khắp cả nước thậm chí cả thế giới, thật là tuyệt vời.”.
Sau khi tham quan đường dây sản xuất bún ốc, anh Võ Xuân Hải và các phóng viên khác cùng đến thăm nhà hàng buffet bún ốc, tự tay làm một bát bún ốc. Ăn bát bún ốc thơm ngon có sắc có hương, anh Võ Xuân Hải và các phóng viên ASEAN đã hoàn toàn bị chinh phục bởi sức hấp dẫn của món bún ốc. “Sau khi đi vào cơ sở sản xuất, chúng tôi được thu hút bởi mùi vị đặc biệt, sau khi ăn thử tại hiện trường, chúng tôi quyết định mua hai thùng mang về Việt Nam, để tặng cho bạn bè cùng thưởng thức.” Anh Võ Xuân Hải cười nói. “Tại Việt Nam, tôi đã nghe thấy bún ốc Liễu Châu, không ngờ bát bún ốc nho nhỏ có mùi khó ngửi đến khi ăn lại rất ngon này hiện đã phát triển thành ngành sản xuất quy mô hàng chục tỷ Nhân dân tệ! Tôi sẽ viết một bài về những điều tai nghe mắt thấy hôm nay, đem những kinh nghiệm phát triển bún ốc về Việt Nam, để phở Việt Nam có thể tham khảo phát triển. Hy vọng phở Việt Nam cũng có thể phát triển thành ngành sản xuất có quy mô hàng chục tỷ Nhân dân tệ.”.