{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy tham dự Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN – Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc (10 3)

Ngày đăng:2020-07-21 17:43:40   

 

 

 

  Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 20/7, ASEAN và Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc ( 3) tổ chức Hội nghị Quan chức cấp cao theo hình thức trực tuyến. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy tham dự.

 

  Thứ trưởng La Chiếu Huy cho biết, nửa đầu năm nay, tình hình khu vực Đông Á có hai đặc điểm lớn, một là các nước "được mùa kép’ trong ứng phó dịch COVID- và khôi phục kinh tế, hai là Mỹ tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại, rút khỏi các tổ chức và hiệp ước, kiềm chếTrung Quốc toàn diện.

 

  Trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh bình thường hóa, các nước   đoàn kết, hợp tác, tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao đặc biệt 3, Hội nghị Ngoại trưởng 1. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng và Hội nghị Bộ trưởng Y tế. Lãnh đạo, Bộ trưởng và chuyên gia y tế các nước tiến hành trao đổi và giao lưu bình thường hoá, tích cực chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh, tăng cường hợp tác y tế. Bước tiếp theo, Trung Quốc sẽ cùng các bên duy trì trao đổi mật thiết, đặc biệt sâu sắc hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc-xin.

 

  Trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh bình thường hóa, các nước cân bằng hiệu quả việc phòng, chống dịch bệnh với khôi phục kinh tế, tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, kinh tế khu vực tương đối sôi động trong khi kiểm soát khá tốt tình hình dịch bệnh. Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, Đông Á có thể là khu vực duy nhất trên thế giới duy trì kinh tế tăng trưởng dương, dự báo GDP năm nay tăng 1,3%, sang năm 6,6%, số liệu cho thấy, GDP Trung Quốc quý I năm nay giảm 6,8%, quý II tăng 3,2%. Kinh tế Đông Á có triển vọng tiếp tục dẫn dắt sự phục hồi của kinh tế thế giới.

 

  Trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh bình thường hóa, hợp tác khu vực Đông Á không ngừng được tăng cường. Trung Quốc tích cực thúc đẩy xây dựng mạng lưới "hành lang nhanh", Xin-ga-po thúc đẩy tăng cường kết nối chuỗi công nghiệp. Sự giao lưu đi lại và chuyến bay thương mại trong khu vực tiếp tục tăng. Nửa đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – ASEAN lội ngược dòng tăng 5,6%. Các bên mong đợi ký Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực trong năm nay. Nhất thể hóa kinh tế Đông Á có triển vọng sáng sủa.

 

  Thứ trưởng La Chiếu Huy cho biết, khác hẳn với việc này là Mỹ thi hành chủ nghĩa đơn phương, liên tiếp rút khỏi các hiệp ước và tổ chức, cách đây không lâu thậm chí tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới. Mỹ thúc đẩy chính sách kiềm chế Trung Quốc toàn diện, hầu như "cái gì liên quan với Trung Quốc là phản đối". Trong vấn đề truy tìm nguồn gốc dịch bệnh, Mỹ phớt lờ sự thật, mưu toan chính trị hóa vấn đề truy tìm nguồn gốc, sốt sắng bịa đặt sinh chuyện, "lăng-xê nồi cơm thiu" và thoái thác trách nhiệm, cách làm này không che đậy được sự bất lực trong phòng, chống dịch bệnh của Mỹ, chỉ khiến cả thế giới tiếp tục nhận rõ sự giả dối, ngạo mạn và vô tri của Mỹ. Trung Quốc cho rằng, truy tìm nguồn gốc dịch bệnh là vấn đề khoa học, cần do các nhà khoa học và chuyên gia y tế nghiên cứu và tìm kiếm. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới hiện đang hợp tác và giao lưu với các nhà khoa học và chuyên gia y tế Trung Quốc về việc truy tìm nguồn gốc. Tổ chức Y tế thế giới cũng cho rằng, truy tìm nguồn gốc là một quá trình lâu dài, có thể liên quan đến nhiều nơi tại nhiều nước, Tổ chức Y tế thế giới sẽ tiến hành các cuộc khảo sát tương tự tại các nước và vùng lãnh thổ khác theo nhu cầu. Các nước cần đoàn kết nhất trí, cùng ứng phó kể thù chung là dịch bệnh, cùng mở ra tương lai tốt đẹp.

 

  Thứ trưởng La Chiếu Huy cho biết, tuần trước, Mỹ ra tuyên bố về vấn đề Nam Hải, Trung Quốc kiên quyết phản đối. Trước hết, trong bối cảnh Mỹ kiềm chế Trung Quốc toàn diện và thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ một mặt ra tuyên bố mưu toan phủ nhận chủ quyền và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải, mặt khác cử nhiều tàu sân bay và tàu chiến tiến hành các cuộc tập trận tại Nam Hải. Những hành vi này chỉ làm cho quan hệ Trung Quốc – Mỹ phức tạp thêm, khiến tình hình Nam Hải càng thêm căng thẳng. Mỹ cần gánh vác toàn bộ trách nhiệm.

 

  Dưới sự chỉ đạo của nguyên tắc "nước Mỹ trước tiên", Mỹ thi hành tiêu chuẩn kép, đối với các luật pháp quốc tế phù hợp thì dùng, không phù hợp thì bỏ. Mỹ từ chối gia nhập "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển", không muốn gánh vác nghĩa vụ liên quan nhưng lại núp dưới chiêu bài bảo vệ "Công ước" công kích Trung Quốc ở khắp nơi. Trung Quốc sẽ không khuất phục trước sức ép bên ngoài. Bên cạnh đó, Trung Quốc luôn rộng mở cánh cửa đối thoại. Cách đây không lâu, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị đề xuất kiến nghị giữa Trung Quốc và Mỹ gồm hợp tác, đối thoại và kiểm soát. "Quả bóng" đang ở phía Mỹ.

 

  Hai là, Mỹ phớt lờ cục diện ổn định tổng thể trên Nam Hải, kích động các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có yêu sách tại Nam Hải đối đầu với Trung Quốc, mưu toan xây dựng liên minh chống Trung Quốc, ép buộc các nước ASEAN chọn bên. Âm mưu của Mỹ sẽ tiếp tục làm phức tạp thêm vấn đề Nam Hải. Mỹ hôm nay nhằm vào Trung Quốc, ngày mai có thể sẽ chĩa mũi nhọn vào ASEAN. Mỹ luôn lấy cái gọi là tự do hàng hải làm câu cửa miệng, trên thực tế điều mà Mỹ thực sự quan tâm là tập trận tại Nam Hải, mở rộng tự do hiện diện quân sự.

 

  Là nước láng giềng không dời đi được, Trung Quốc và các nước ASEAN gánh vác trách nhiệm chung. Tin rằng các nước ASEAN có thể nhận rõ âm mưu chơi "con bài" Nam Hải của Mỹ, tiếp tục thi hành chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, cùng Trung Quốc thúc đẩy sớm hoàn thành cuộc tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải, chung tay giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực Nam Hải.

 

  Ba là, chính sách của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải là nhất quán và rõ ràng. Là nước có tinh thần trách nhiệm, Trung Quốc kiên quyết phản đối quốc tế hóa và tư pháp hóa vấn đề Nam Hải, cũng sẽ quyết không chấp nhận trọng tài. Trung Quốc tuân thủ "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển", kiên trì xử lý vấn đề Nam Hải bằng ý tưởng kép, đối thoại bình đẳng, kiểm soát bất đồng với các nước đương sự, cùng các nước ASEAN tích cực thúc đẩy thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" và tham vấn "Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải", thiết thực giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực. Trung Quốc luôn đề xướng "gác lại bất đồng, cùng khai thác", sẵn sàng tiếp tục cùng các nước ASEAN liên quan không ngừng tăng cường sự tin cậy, triển khai hợp tác thực chất.

 

  Thứ trưởng La Chiếu Huy cho biết, Trung Quốc coi trọng cao hợp tác 3, sẵn sàng cùng các nước thiết thực thúc đẩy thực hiện thành quả của Hội nghị Cấp cao, tiếp tục duy trì xu thế hợp tác 3. Một là củng cố thành quả phòng, chống dịch bệnh. Hai là hỗ trợ kinh tế khu vực phục hồi. Ba là thúc đẩy phát triển bền vững. Bốn là tăng cường hợp tác tài chính. Trung Quốc sẽ tăng cường đi sâu kết nối các sáng kiến khu vực như "Một vành đai, một con đường" với "Quy hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN năm 2025", tiếp tục thúc đẩy vững chắc các dự án quan trọng trên dọc "Một vành đai, một con đường" như đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung, đường sắt Trung Quốc – Lào, đường sắt Trung Quốc – Thái Lan, góp phần cho sự kết nối và phát triển của khu vực.

 

  Các bên đánh giá tích cực cơ chế hợp tác ứng phó hiệu quả dịch bệnh, kêu gọi các nước tiếp tục tăng cường hợp tác, sớm kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy kinh tế phục hồi và phát triển. Các bên hoan nghênh những nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định của Nam Hải, đồng thời trao đổi ý kiến về trọng điểm hợp tác trong thời gian tới cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.